6 loại bệnh thường gặp khi chuyển mùa hè – thu
1. Bệnh đường hô hấp: (Viêm
đường hô hấp trên cấp; Viêm phổi)
Khi có biểu hiện như sốt cao trên 3 ngày, khó
thở, thở nhanh hoặc thở rút lõm lồng ngực hoặc thấy trẻ mệt nhiều hơn mọi ngày
cần đưa trẻ đến bác sĩ khám và tư vấn.
Phòng bệnh đường hô hấp vào mùa thu: giữ ấm cơ
thể, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh mặc đồ quá dày mồ hôi ra nhiều dẫn đến
nhiễm lạnh. Vệ sinh cá nhân. Rửa tay bằng xà phòng.
2. Cảm cúm
Biểu hiện của bệnh thường là nghẹt mũi, chảy
nước mũi, sốt, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, chán ăn... cần đưa bệnh nhân
tới bác sĩ để được khám, tư vấn, điều trị hiệu quả, hạn chế những biến chứng và
tái phát.
3. Sốt xuất huyết
Lưu ý không dùng thuốc hạ sốt loại có chứa Aspirin
hoặc ibuprofen nếu nghi ngờ bé bị sốt xuất huyết vì dễ làm tăng nguy cơ chảy
máu. Chỉ dùng thuốc hạ sốt loại Paracetamol rồi nhanh chóng chuyển ngay tới BV
kịp thời.
4. Bệnh tay chân miệng
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng,
tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng
bàn tay bàn chân, gối, mông...
Biến chứng nguy hiểm của bệnh như viêm não, màng
não, viêm cơ tim, phù phổi cấp nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp
thời.
Phòng bệnh cần cách ly nguồn lây, rửa tay bằng
xà phòng nhiều lần trong ngày, vệ sinh đồ chơi (nếu có thể nên rửa đồ chơi bằng
xà phòng)...
5. Đau mắt đỏ
Bệnh có biểu hiện đỏ một mắt trước, sau đó lan
sang mắt kia, người bệnh cảm thấy khó chịu, cộm như có cát trong mắt, nhiều dử,
mi mắt sưng nề, mọng, đau nhức, chảy nước mắt...
Để phòng bệnh đau mắt đỏ cần chú ý vệ sinh cá
nhân, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.
Khăn mặt, khăn tắm cần giặt sạch bằng xà phòng, phơi nắng để tiêu diệt vi khuẩn
gây bệnh. Nhỏ nước muối 0,9% hàng ngày.
Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt. Không tự
ý mua thuốc nhỏ mắt hoặc dùng thuốc của người khác khi bị bệnh. Không tự đắp lá
dâu, lá trầu... vào mắt vì có thể gây nhiễm trùng nặng thêm.
Chú ý các thuốc có corticoide có thể làm dịu
nhanh nhưng có nguy cơ gây biến chứng viêm giác mạc, vì thế, khi chưa có chỉ
định của bác sĩ tuyệt đối không được dùng.
6. Bệnh dạ dày
Nhiều nghiên cứu cho thấy vào mùa thu, những
người có vấn đề về dạ dày sẽ tăng nguy cơ và tái phát triệu chứng do sự kích
thích của không khí lạnh, lượng hitamin trong máu tăng lên, dịch chua trong dạ
dày bài tiết nhiều, đường tiêu hóa bị co bóp mạnh làm giảm sức đề kháng và tính
thích ứng với khí hậu của cơ thể.
Bên cạnh đó do stress đặc biệt là việc học tập
quá tải, căng thẳng hoặc ép trẻ ăn nhiều thường làm trẻ đau bụng. Lúc đầu đau
bụng chức năng, lâu dần có thể gây loét...
Phòng bệnh, người đau dạ dày cần chú ý mặc ấm,
rèn luyện sức khỏe để giảm bớt khả năng phát bệnh; chú ý ăn uống khoa học mỗi
bữa, không nên ăn quá no và nên chia làm nhiều bữa, tránh học tập quá tải,
không xem Tivi, chơi điện tử nhiều...
Theo SKĐS
0 nhận xét :
Đăng nhận xét